Lịch sử Hiến_pháp_Lào

Bản Hiến pháp đầu tiên, hiến pháp của Vương quốc Lào được soạn thảo dưới sự giám sát của Thực dân Pháp và thông qua Quốc hội khóa đầu tiên ngày 11/5/1947. Hiến pháp tuyên bố Vương quốc Lào là quốc gia quân chủ lập hiến và nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Sau khi tuyên bố độc lập ngày 19/7/1949 Hiến pháp chỉ được đề cập sửa đổi ngày 11/5/1957, gỡ bỏ không thuộc khối Liên hiệp Pháp nữa nhưng thực tế y tế, giáo dục và một số lĩnh vực khác vẫn duy trì với cựu thực dân. Hiến pháp 1947 và sửa đổi 1957 bị xóa bỏ sau khi cách mạng Lào thành công ngày 3/12/1975 đồng thời xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến.

Hiến pháp năm 1991

Việc thông qua Hiến pháp sau 16 năm thành lập nước là một thời gian dài so với các nước khác thuộc Đông Dương trong việc bắt đầu quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (Việt Nam thông qua Hiến pháp sửa đổi năm 1980, Cộng hòa Nhân dân Campuchia năm 1981 sau khi lật đổ chế độ Khmer đỏ 2 năm). Lý do chậm trễ trong việc ban hành Hiến pháp không được đưa ra. Theo một số nguồn phương Tây việc chậm trễ do bất đồng về các vấn đề khái niệm trong Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

Ủy ban soạn thảo Hiến pháp được thành lập gồm 15 người do Ủy viên Bộ Chính trị Sisomphone Lovansai đứng đầu vào ngày 22/5/1984. vào tháng 4/1990 sau khi được sự chấp thuận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư bản dự thảo Hiến pháp được công bố. Theo chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 30/4/1990 dự thảo Hiến pháp được phép thảo luận trong công chúng. Thảo luận về dự thảo hiến pháp được tổ chức trong các tổ chức Đảng, người lao động và người dân thường là tổ chức công khai.

Đồng thời trong quá trình soạn thảo Hiến pháp, một nhóm người khoảng 40 người (đa phần là quan chức chính phủ và trí thức) kêu gọi xóa bỏ sự độc đảng và thành lập hệ thống đa đảng. Một thành viên của nhóm này là trợ lý của Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ đã gọi nhà nước Lào là chế độ quân chủ cộng sản và thúc giục Thủ tướng Kaysone từ chức.

Những lời chỉ trích cũng được ghi nhận tại các tổ chức sinh viên tại hải ngoại: Paris, PragueWarsaw, một số sinh viên học tập tại nước ngoài đã biểu tình kêu gọi sự tự do bầu cử tại Lào.

Cuối tháng 10/1990 Chính phủ bắt đầu rạn nứt sử dụng các biện pháp kiếm chế người biểu tình. Trong đó có các cuộc bắt giữ nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và thành viên của Bộ Tư pháp, đã bị kết án tù.

Trong các cuộc thảo luận về dự thảo Hiến pháp, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã chứng minh sẽ không đi theo con đường cải cách chính trị của Đông Âu và Liên Xô mà tập trung vào mô hình chính trị của Việt Nam và Trung Quốc. Hiến pháp mới được thông qua ngày 14/8/1991.